http://matcuoi.com http://matcuoi.com

Search blog

26/12/09

Chuyện nữ sinh viên thực tập- t là nữ SV cơ khí nè..huhu

Sau chuyến thực tập tại Lạng Sơn, Hương, ĐH Mỏ địa chất trở về nhà với những vết mẩn khắp người do... thiếu nước tắm. Còn Chi, Học viện kỹ thuật quân sự thì nhớ như in vụ "ôm chặt" anh quản đốc khi lần đầu đi thang tại công trường.
Trên các công trình xây dựng cao ngất, mấy cô gái mảnh mai ngồi xây trát cùng công nhân rồi ghi ghi, chép chép. Vào xưởng lại thấy các nàng tỷ mẩn mài, dũa bu lông, đinh ốc. Họ là sinh viên khối kỹ thuật đang trong thời kỳ thực tập.
Thay vì thực tập tại phòng thiết kế có máy điều hòa chạy êm ru, nhiều bạn sẵn sàng "xông pha" vào những lĩnh vực “chỉ hợp với đàn ông” để đối mặt với nắng, gió, vôi vữa, xi măng, bê tông, cốt thép…
Do yêu cầu an toàn lao động nên hiếm công trường xây dựng nhận sinh viên thực tập, nhất là "nữ nhi". Nhờ người quen, cuối cùng Vũ Thuỷ, Quỳnh Chi (Khoa công trình, Học viện Kỹ thuật Quân sự) cũng xin thực tập được tại công trình ở Văn Quán, Hà Đông. Thấy mấy cô nữ sinh "liễu yếu đào tơ", anh quản đốc "hạ lệnh": "Công trường nguy hiểm, đi đâu cũng phải báo cáo”. Trong thời gian đầu, đi đâu các nàng cũng được các anh "tận tình" dẫn đi.
Sinh viên
Sinh viên nữ thực tập tại các công trình. Ảnh: CTV
Ngày đầu theo anh quản đốc, các cô ì ạch leo qua dàn giáo, rồi chạy qua bản dốc của cầu thang bộ nhưng lên đến tầng 9 thì thở không ra hơi. Quỳnh Chi kể lại: "Mệt quá đành phải leo vận thang xuống, không quen nên hai đứa run bần bật, phải túm chặt áo anh quản đốc". Đến khi quen, các nàng tự thân vận động và lăn xả vào việc, từ trộn vữa, xây, trát, đến khiêng cốp pha, xách vôi vữa, phun nước bảo dưỡng tường...
Trắc địa vẫn được coi là "nghề khổ nhất trần gian”. Lên ngoại ô thành phố Lạng Sơn để thực tập, Nguyên Oanh, ĐH Mỏ địa chất phải vượt qua mưa gió, nắng nóng để trèo đèo, lội suối và vác trên vai lỉnh kỉnh đủ thứ như máy đo, ô che máy, chân máy. Giờ giấc phải đặc biệt tuân thủ vì điện lưới theo lịch trình đã sắp sẵn.
Đối với ngành địa chất, công việc phụ thuộc vào máy móc nên máy đo được "ưu tiên" tối đa. Thế nên mới có chuyện khi trời mưa, nhiều nữ sinh viên sẵn sàng hứng trọn mưa để nhường ô che... máy.
Đối với phe "kẹp tóc", mưa gió vất vả mấy cũng chịu được, nhưng riêng thiếu nước thì thật đáng sợ. Thực tập trắc địa trên Lạng Sơn xa xôi, các nàng sau một ngày lấm lem với bùn đất vẫn phải xếp hàng thay phiên nhau túc trực chờ nước. Lạ nước, lại có làn da nhạy cảm, Hương, ĐH Mỏ địa chất đã trở về nhà với mình mẩy đỏ khắp người. Đám con trai lo cuống cuồng còn Hương chỉ cười tự trấn an "qua vài lần làn da sẽ miễn dịch với việc dị ứng thôi mà".
Sau đợt thực tập, Hà, sinh viên ngành chế tạo máy, ĐH Bách Khoa HN giảm 3 kg. Hết bê than, đốt lò, cô lại gò lưng tỷ mẩn làm bu lông, đinh ốc với độ chính xác từng mm. Vất vả nhất là khi hàn, sức nóng quá mức làm da mấy cô nữ sinh bong ra từng mảng.
Cá tính mạnh, không muốn bị mang tiếng là "nữ nhi thường tình", 3 nữ sinh Ngọc Bích, Hồng Hạnh, Liên Phương (ĐH Xây dựng HN) tự động xắn tay áo, xách vữa cho công nhân đổ mái. Trời mùa hè nóng nực, nhưng nhóm bạn vẫn xách vữa hăng say đến mức quên cả thời gian và rộp hết cả tay mà vẫn chưa muốn dừng lại. “Không hiểu sao lúc đó lại hăng đến vậy, có lẽ thấy công nhân tất bật nên mình cũng muốn hoà vào nhịp cuả họ”, Ngọc Bích chia sẻ.
Qua mỗi kỳ thực tập, cho dù là ngắn ngủi, nhưng "được cọ xát với thực tế" và "hình dung rõ việc mình sẽ làm" là ý kiến của nhiều nữ sinh kỹ thuật. Đối với họ,"thế giới như rộng hơn vì được học thêm những điều mà sách vở không dạy".

Không có nhận xét nào: